Vì sao nhân viên giỏi nghỉ việc, sếp đang phạm sai lầm nào ?

 

Nếu một ngày cấp dưới của bạn đột ngột xin nghỉ việc, đặc biệt đó là một nhân viên giỏi thì bạn sẽ làm gì? Đây có lẽ chính là nỗi trăn trở của nhiều HRM, L&D,…

Khi có một hay nhiều nhân viên giỏi nghỉ việc, những người làm sếp thường có xu hướng nghĩ đến lý do tiền lương, chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp mà quên rằng, đôi khi chính họ là nguyên nhân khiến nhân viên rời bỏ công ty. 

Dưới đây là những sai lầm mà không ít vị sếp thường mắc phải khiến các nhân viên xuất sắc của họ muốn nộp đơn xin thôi việc. Hãy cùng EDTEXCO tham khảo nhé!

 

1. Không tôn trọng nhân viên

Do áp lực và công việc không như ý, nhà quản lý thường gây nên tâm trạng ấm ức, thậm chí tổn thương cho cấp dưới. Mặc dù sau đó, khi mọi việc trở lại bình thường, nhân viên sẽ không quên cảm giác bị xúc phạm, đặc biệt khi điều này lặp lại nhiều lần, đó sẽ là nguyên nhân khiến họ muốn rời bỏ công ty.

2. Không công nhận năng lực của nhân viên

Những nhân viên giỏi luôn muốn được cấp trên công nhận năng lực và khích lệ, tạo điều kiện cho họ phát triển nghề nghiệp. Nếu bạn không kịp thời ghi nhận và trao thưởng xứng đáng cho  đóng góp của họ đối với tập thể, nhân viên dễ sẽ nản lòng, không còn động lực để phấn đấu.  

3. Đối xử thiếu công bằng

Chỉ quan tâm, khích lệ, bày tỏ sự ủng hộ ra mặt đối với những nhân viên “hợp” với mình, đồng thời tỏ vẻ lạnh lùng, khó chịu với những người trái ý, không biết cách lấy lòng sếp. Nếu cư xử như vậy, bạn đang gây mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ, khiến nhân viên ngày càng thiếu tôn trọng và xa lánh cấp trên. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng nhân viên và bầu không khí nơi làm việc. Đặc biệt, với các nhân sự giỏi, họ sẽ khó chấp nhận việc bị đối xử bất công, và sớm muộn họ sẽ tìm cách rời khỏi công ty của bạn.

4. Buộc nhân viên làm việc quá sức

 

vi-sao-nhan-vien-gioi-nghi-viec

 

Một chút áp lực có thể giúp nhân viên của bạn nâng cao năng suất hiệu quả công việc, nhưng nếu bạn luôn muốn “dồn ép” họ làm việc quá sức thì kết quả sẽ ngược lại hoàn toàn. Làm việc quá sức sẽ khiến tinh thần và cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, họ sẽ cảm thấy công việc thay vì mang đến niềm vui thì lại trở thành một gánh nặng. Nếu tình trạng này kéo dài, nhiều người sẽ chọn cách tìm kiếm công việc mới để thoát khỏi áp lực nặng nề.

5. Không giữ đúng cam kết

Để thúc đẩy nhân viên tăng năng suất làm việc, nhiều người sếp có xu hướng hứa tăng lương, hứa cất nhắc lên vị trí quản lý… Tin vào lời hứa hẹn của sếp, nhân viên nỗ lực phấn đấu với hy vọng sẽ được đãi ngộ xứng đáng. Nhưng kết quả là họ chờ đợi mãi mà vẫn không thấy sếp thực hiện lời hứa. Nếu điều này lặp lại nhiều lần, sẽ chẳng còn ai đủ kiên nhẫn để tiếp tục phấn đấu. Thất vọng, mất lòng tin vào người quản lý, nhân viên sẽ không còn muốn cống hiến thêm một ngày nào nữa cho công ty của bạn.

6. Môi trường làm việc thiếu tích cực

Nếu ở công ty bạn, mọi người cư xử tùy tiện, kém văn minh thậm chí là thiếu văn hóa, nơi làm việc không còn đem đến niềm vui cho các nhân viên, chắc chắn họ sẽ muốn tìm đến những môi trường làm việc khác lành mạnh hơn.

Nếu người lãnh đạo không điều tiết được, thậm chí cư xử kém khiến cho nơi làm việc trở nên khó chịu, căng thẳng hay tiêu cực, những nhân viên có năng lực sẽ là người muốn rời đi đầu tiên. Không chỉ vì họ có nhiều sự lựa chọn, mà còn vì những người giỏi hiểu rằng môi trường làm việc thiếu tích cực, thiếu chuyên nghiệp sẽ khiến công ty khó phát triển bền vững. 

Những sai lầm này có thể làm mất động lực, gây bất mãn, và đóng góp vào quyết định của nhân viên giỏi quyết định nghỉ việc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nghỉ việc có thể còn phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân và môi trường chung của tổ chức, và không phải lúc nào cũng do sai lầm của sếp. Để giữ chân nhân viên giỏi, quản lý cần đảm bảo môi trường làm việc tích cực, tạo cơ hội phát triển, và đánh giá công bằng.

Hi vọng những chia sẻ hữu ích của EDTEXCO, sẽ giúp CEO xây dựng chiến lược và kế hoạch nhân sự phù hợp với doanh nghiệp của mình. Giúp tổ chức ngày càng phát triển và thịnh vượng hơn trong lương lai. 

 

Share on: