Tại sao tổ chức cần phải xây khung năng lực cho lãnh đạo trước khi tiến hành cho các phòng ban khác?

Khung năng lực lãnh đạo được xây dựng dựa trên nền tảng của khung năng lực, đồng thời có sự giao thoa, ràng buộc với những năng lực khác trong cùng khung năng lực. Trước khi tiến hành xây khung năng lực cho các phòng ban, vị trí khác, tổ chức cần phải xây khung năng lực cho lãnh đạo. Tại sao vậy?

Trong thực tế tại các doanh nghiệp, không ít lãnh đạo có xu hướng sử dụng quyền lực để quản lý tổ chức. Điều này có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn cho doanh nghiệp về lâu dài. Dưới đây là những lý do tổ chức cần phải xây khung năng lực cho lãnh đạo trước khi tiến hành cho các phòng ban khác:

vi-sao-phai-xay-dung-khung-nang-luc-lanh-dao

1. Khung năng lực lãnh đạo tập trung vào năng lực quản lý, dẫn dắt đội ngũ

Điểm khác biệt giữa lãnh đạo và nhân viên là người lãnh đạo phải có năng lực quản lý tốt những người khác, bên cạnh việc quản lý tốt bản thân. Một số năng lực cần phải có ở người lãnh đạo trong doanh nghiệp là năng lực giải quyết vấn đề, ra quyết định, năng lực quản lý rủi ro, xây dựng tín nhiệm, năng lực tạo ảnh hưởng…. Khung năng lực lãnh đạo cũng sẽ đề cao hơn năng lực tổ chức, hoạch định, lên kế hoạch… 

Khung năng lực lãnh đạo chắc chắn cần được lựa chọn những năng lực cần thiết, đáp ứng được yêu cầu quản lý, dẫn dắt đội ngũ nhân viên. Có như vậy, tổ chức mới đảm bảo có những người đứng đầu vượt trội nhất để định hướng công ty phát triển lâu dài, bền vững. Đồng thời, khi nhìn vào khung năng lực lãnh đạo, người đứng ở vị trí này sẽ biết bản thân làm điều gì tốt, điều gì cần học hỏi thêm để quản trị nhân sự hiệu quả tối ưu. 

Người đứng đầu – người cầm cờ chỉ hướng đúng đắn, đội ngũ nhân viên chắc chắn sẽ làm việc đúng hướng, phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy nên, tổ chức cần phải xây khung năng lực lãnh đạo trước khi tiến hành đến các phòng ban khác, là chuyện dễ hiểu.

vi-sao-phai-xay-dung-khung-nang-luc-lanh-dao

2. Khung năng lực lãnh đạo không chỉ dừng lại ở chuyện quyền lực

Từ lâu, chúng ta thường có quan niệm người lãnh đạo luôn là người quyền uy làm nhân viên sợ hãi, không dám trái lệnh. Cho đến hiện tại, quan niệm này vẫn ảnh hưởng không nhỏ, tạo nên phong cách lãnh đạo là phải sử dụng quyền lực. Tuy nhiên, điều này dễ dẫn đến tình trạng bất mãn, hạn chế sự phát triển của nhân viên. Đây cũng là xu hướng mà những nhà lãnh đạo thành công sẽ không theo đuổi.

Lúc này, khung năng lực lãnh đạo sẽ là tấm gương soi cho mỗi nhà lãnh đạo. Khi đối chiếu bản thân vào khung năng lực lãnh đạo, người lãnh đạo sẽ hiểu rõ năng lực nào, dùng để làm gì, ý nghĩa của nó trong công việc của mình. Bản thân mình chấn chỉnh trước, ắt hẳn sẽ có kế hoạch tốt nhất cho đội ngũ phía sau.

Đây là một trong những lý do quan trọng khiến tổ chức cần phải xây khung năng lực cho lãnh đạo trước khi tiến hành cho các phòng ban khác.

3. Khung năng lực lãnh đạo là nền tảng để trở thành lãnh đạo thành công

Trong bậc thang 6 cấp độ lãnh đạo, lãnh đạo bằng chức vụ, quyền hành được coi là cấp độ thấp nhất. Ở cấp độ này, nhân viên sẽ làm việc một cách ép buộc, thiếu sự nhiệt tình say mê, hay đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác vì sợ sếp.

Ở cấp độ thứ 2, người lãnh đạo sẽ dùng mối quan hệ và tình cảm để thuyết phục nhân viên làm việc. Nhân viên sẽ có cảm hứng làm việc, nhiệt tình hợp tác với sếp của mình. Tuy nhiên, lãnh đạo ở cấp độ này kéo dài dễ khiến nhân viên rơi vào tình trạng chia bè kết phái, ảnh hưởng đến công việc chung của tổ chức.

vi-sao-phai-xay-dung-khung-nang-luc-lanh-dao

Ở cấp độ 3, người lãnh đạo sẽ áp dụng năng suất, hiệu quả với nhân viên. Ở đây, người lãnh đạo sẽ chỉ rõ cho nhân viên của mình biết rõ những trách nhiệm, quyền lợi, mục tiêu và kết quả công việc cụ thể họ cần làm.  

Ở cấp độ 4 là lãnh đạo bằng phát triển năng lực đội ngũ, nhân viên đi theo bạn vì những gì bạn có thể làm cho họ. Nhân viên sẽ được lãnh đạo chủ động ủy nhiệm, phân quyền, đồng hành và đào tạo để nhân sự nâng cao năng lực, lên kế hoạch giúp người làm có lộ trình thăng tiến rõ ràng.

Ở cấp độ 5, người lãnh đạo sẽ sử dụng tấm gương hình mẫu. Cụ thể, họ dẫn dắt nhân viên bằng uy tín, phẩm chất và con người của chính mình. Nhân viên tin tưởng vào lãnh đạo.

Ở cấp độ 6, cũng là cấp độ cuối cùng, đòi hỏi lãnh đạo bằng hệ thống cốt lõi, cải tiến không ngừng. Ở đây, khung năng lực lãnh đạo hỗ trợ bằng cách đánh giá mức độ năng lực trong khung năng lực, xem xét nó có đủ điều kiện đáp ứng những yêu cầu ở cấp độ này hay không.

Không tham gia vào từng cấp độ lãnh đạo nhưng khung năng lực lãnh đạo được coi là công cụ hỗ trợ đánh giá khả năng đảm nhận vị trí lãnh đạo của một nhân sự. Nó cũng xác định những năng lực phải học hỏi, phát huy để nhân sự trở thành nhà lãnh đạo thành công. Sự phát triển bản thân của nhà lãnh đạo sẽ ảnh hưởng và quyết định đến sự phát triển và chất lượng đội ngũ nhân sự ở các phòng ban khác. Điều đó cũng cho thấy vì sao tổ chức cần phải xây khung năng lực cho lãnh đạo trước khi tiến hành cho các phòng ban.

Để xây khung năng lực lãnh đạo cũng như bất cứ khung năng lực nào trong tổ chức, bạn có thể tìm đến đội ngũ chuyên gia tư vấn để có những đóng góp sát thực tiễn nhất với tình hình doanh nghiệp.

Đội ngũ chuyên gia của EDTEXCO luôn đi đầu trong việc tư vấn nhanh gọn, chính xác và phù hợp cách xây khung năng lực trong tổ chức của bạn. Đặc biệt, khi xây khung năng lực hoàn chỉnh, phù hợp với doanh nghiệp của mình, EDTEXCO còn mang đến một giải pháp giúp ứng dụng khung năng lực đạt hiệu quả tối ưu, đảm bảo sự phát triển vượt trội trong tương lai.

vi-sao-phai-xay-dung-khung-nang-luc-lanh-dao

Đó là phần mềm đánh giá nhân sự X360 – Một trong những phần mềm đánh giá nhân sự chính xác, khách quan, toàn diện được phát triển bởi EDTEXCO, hứa hẹn đem đến những quyết định công bằng, cần thiết cho doanh nghiệp của bạn.

Đăng ký để trải nghiệm MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Share on: