CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA KHUNG NĂNG LỰC TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 

Khung năng lực vốn là một công cụ đắc lực trong doanh nghiệp, đặc biệt là tại các tập đoàn, công ty lớn. Trong nền kinh tế nhiều biến động, cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng chú trọng hơn trong công tác xây dựng khung đánh giá nguồn lực nội bộ để có thể nâng cao năng lực của đội ngũ, giúp doanh nghiệp đứng vững trước những “bất ổn” của thị trường.

Liệu bạn đã biết các doanh nghiệp hiện nay đang xây dựng khung năng lực như nào chưa? Cấu trúc cơ bản cần có trong xây dựng khung năng lực là gì? Hãy cùng EDTEXCO tìm hiểu nhé!

1. Khung năng lực là gì?

Khung cấu trúc năng lực là bảng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ, đặc điểm mà một nhân viên cần có để hoàn thành tốt công việc. Đây được coi là phương pháp đánh giá và quản lý năng lực có thể giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về năng lực của nguồn nhân lực trong công ty đối với yêu cầu của công việc.

2. Cấu trúc cơ bản của khung năng lực trong quản trị doanh nghiệp

Để xây dựng một mô hình năng lực phù hợp, doanh nghiệp cần phải bám sát vào đặc điểm của từng nhân viên. Mỗi cá nhân trong công ty đều có thể là một cấu trúc năng lực phù hợp cho từng vị trí công việc. Về cơ bản, cấu trúc của mô hình khung thông tin năng lực sẽ gồm 4 nhóm sau:

  • Nhóm 1: Xây dựng khung năng lực bám sát vai trò của từng nhân viên. Đây là nhóm cơ bản phải được xét duyệt đầu tiên. Ví dụ: vị trí năng lực lãnh đạo và tư duy chiến lược.
  • Nhóm 2: thành phần thứ hai đó là nhóm năng lực dựa vào kỹ năng cốt lõi. Đó là điều kiện bắt buộc mà nhân viên cần phải có cho mình để phục vụ công việc như kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, ngoại ngữ, kỹ năng giải quyết vấn đề, …
  • Nhóm 3: phát triển khung năng lực dựa trên năng lực chuyên môn. Hiểu cơ bản thì nhân viên cần đáp ứng các kiến thức chuyên môn cơ bản và chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó như kinh doanh, lập trình, marketing, …
  • Nhóm 4: xây dựng khung năng lực dựa trên năng lực hành vi. Mục đích chính đó là đảm bảo nhân sự có hành vi ứng xử đúng mực trong quy trình triển khai công việc và làm việc trong môi trường tập thể.

3. Ý nghĩa của khung năng lực

3.1 Tuyển dụng

Khung cấu trúc năng lực thường được sử dụng làm nền tảng cho việc tuyển dụng nhân sự đầu vào của công ty. Không giống như tiêu chí tuyển dụng, bộ khung này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng xác định cụ thể năng lực của các ứng viên theo từng vị trí trong công ty, việc này sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể tìm thấy các ứng viên phù hợp với từng vị trí cụ thể trong công ty

3.2 Cơ sở xác định nhu cầu đào tạo và lập chiến lược nhân sự

Không chỉ được áp dụng ở việc tuyển dụng nhân sự đầu vào, khung cấu trúc năng lực còn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty. Khi đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về năng lực của từng vị trí, doanh nghiệp sẽ xác định được những vị trí nào cần đào tạo và cấp độ đào tạo cho từng vị trí trong lộ trình thăng tiến.

 

 

Trong thực tế, có rất nhiều hình thức để Doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo cho nhân sự. Tuy nhiên, để có thể gặt hái được tối đa sự hiệu quả của việc đào tạo, nhà quản lý nên cân nhắc sử dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ cho công việc này. Một phần mềm đào tạo sẽ giúp nhà quản trị tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc đào tạo. Thêm vào đó, thông qua phần mềm đào tạo, nhân sự sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian học tập cũng như xác định lộ trình phù hợp cho bản thân.

Để tìm hiểu chi tiết về khung năng lực và triển khai đánh giá năng lực nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp, hãy tham gia ngay Hội thảo: “ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHÂN SỰ TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC HÀNH do EDTEXCO tổ chức diễn ra vào 5/10 tới đây. 

  • Đăng ký tham gia hội thảo online MIỄN PHÍ : TẠI ĐÂY
  • Thời gian: 20h – 21h30, Thứ Năm ngày 05/05/2023
  • Hình thức: Zoom online
Share on: