14 xu hướng tuyển dụng sẽ lên ngôi trong năm 2024
Năm 2024 dự đoán sẽ có nhiều thay đổi trong bối cảnh thị trường lao động. Điều này đặt ra những thách thức nhưng đồng thời cũng mang đến cơ hội mới cho doanh nghiệp. Dưới đây là 14 xu hướng tuyển dụng trong năm 2024 cần cập nhật để áp dụng linh hoạt cho doanh nghiệp của bạn.
Mô hình Hybrid Working có dấu hiệu suy thoái vào năm 2024
Hybrid Working – mô hình làm việc kết hợp trở thành xu hướng nổi bật trong năm 2022-2023 – được dự đoán sẽ suy thoái trong năm 2024.
Nguyên nhân bởi sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu khiến các doanh nghiệp cần phải thắt chặt chi tiêu. Không những thế, làn sóng sa thải lao động cũng là nguyên nhân khiến nhiều người lao động phải quay lại làm việc fulltime để đảm bảo thu nhập.
Mô hình Hybrid Working có dấu hiệu suy thoái vào năm 2024. (Ảnh minh họa)
Nhà tuyển dụng chuyển sang việc thu hút ứng viên “thụ động”
Trong những năm trước, nhà tuyển dụng thường tập trung vào việc thu hút ứng viên “chủ động” – người có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
Tuy nhiên, sang năm 2024, các nhà tuyển dụng sẽ chuyển hướng thu hút những ứng viên “thụ động”. Những người này có đặc điểm chung là hài lòng với công việc hiện tại hoặc chưa muốn tìm kiếm công việc.
Sự chuyển hướng này là tất yếu do lực lượng lao động ngày càng khan hiếm, khiến nhà tuyển dụng phải nỗ lực hơn nhiều để tìm kiếm nhân tài cho doanh nghiệp của mình.
Tự động hóa trong quy trình tuyển dụng
Trong năm 2024, tự động hóa sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong các quy trình tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ đến đánh giá năng lực ứng viên.
Tự động hóa trong quy trình tuyển dụng được cho là sẽ giúp các nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian, chi phí, trong khi nâng cao hiệu quả tuyển dụng đáng kể.
Môi trường làm việc đa dạng về văn hóa
Nhiều năm trở lại đây, lực lượng lao động ngày càng đa dạng về văn hóa tại các doanh nghiệp. Điều này đặt ra bài toán cho nhà tuyển dụng, đòi hỏi họ phải xây dựng môi trường làm việc đa văn hóa, tôn trọng sự khác biệt.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần có những chính sách, chương trình đào tạo phù hợp để giúp nhân viên hiểu, hòa nhập với văn hóa của nhau.
Nhiều năm trở lại đây, lực lượng lao động ngày càng đa dạng về văn hóa tại các doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)
Định vị thương hiệu tuyển dụng bằng phúc lợi
Vào năm 2024, nhà tuyển dụng cần chú trọng hơn đến việc định vị thương hiệu tuyển dụng bằng việc có những phúc lợi hấp dẫn với người lao động.
Các doanh nghiệp nên có những chương trình phúc lợi đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân viên.
“Cách mạng dữ liệu” trong tuyển dụng
Dữ liệu là một trong những công cụ quan trọng trong mọi lĩnh vực, không ngoại trừ tuyển dụng.
Trong năm 2024, “cách mạng dữ liệu” sẽ tiếp tục diễn ra và phát triển mạnh trong ngành tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cần có càng nhiều dữ liệu càng tốt để hiểu rõ hơn về ứng viên, từ đó đưa ra quyết định tuyển dụng chính xác hơn.
GenZ gia tăng mạnh trong lực lượng lao động
Thế hệ sinh ra trong khoảng thời gian 1997-2012 được coi là GenZ, với những sự khác biệt so với các thế hệ trước, bao gồm sự năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với công nghệ; quan tâm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống…
Lúc này, các doanh nghiệp cần có những chính sách phù hợp để thu hút, giữ chân lực lượng lao động của thế hệ GenZ.
GenZ gia tăng mạnh trong lực lượng lao động. (Ảnh minh họa)
Nhà tuyển dụng thay đổi vai trò
Thay vì chủ động trong quy trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ trở thành người tư vấn, hỗ trợ ứng viên trong quá trình tìm kiếm việc làm vào năm 2024.
Lúc này, nhà tuyển dụng cần có kiến thức, kỹ năng cần thiết để ứng viên phát triển sự nghiệp tốt nhất.
Công việc tự do – nền kinh tế tự do (Gig work – Gig economy)
Nền kinh tế tự do cho phép người lao động làm việc cho nhiều công ty khác nhau trên cơ sở hợp đồng ngắn hạn, không gò bó vào một công ty cụ thể.
Xu hướng này tác động đáng kể đến thị trường tuyển dụng, đòi hỏi nhà tuyển dụng sẵn sàng thích ứng để thu hút, giữ chân nhân tài.
Minh bạch về lương thưởng
Các ứng viên, nhân viên ngày càng mong muốn biết rõ về mức lương của mình và nó sẽ trở thành xu hướng trong năm 2024.
Minh bạch về lương thưởng đem lại nhiều lợi ích. Với ứng viên, nó giúp họ đưa ra quyết định tuyển dụng sáng suốt hơn. Đối với nhà tuyển dụng, nó sẽ thu hút, giữ chân nhân tài.
Để tăng cường về sự minh bạch lương thưởng, nhà tuyển dụng có thể công bố mức lương cụ thể cho các vị trí tuyển dụng, mức lương trong quá trình phỏng vấn…
Các ứng viên, nhân viên ngày càng mong muốn biết rõ về mức lương của mình và nó sẽ trở thành xu hướng trong năm 2024. (Ảnh minh họa)
Ngành tuyển dụng đối mặt với “nỗi sợ” suy thoái
Suy thoái kinh tế cũng tác động mạnh đến ngành tuyển dụng. Để đối mặt với nó, nhà tuyển dụng cần tập trung nâng cao hiệu quả tuyển dụng, giảm chi phí tuyển dụng, xây dựng mối quan hệ với ứng viên.
The Great Resignation vẫn không dừng lại
The Great Resignation – làn sóng nghỉ việc hàng loạt của nhân viên – được dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2024. Để giữ chân nhân tài, nhà tuyển dụng cần có mức lương, phúc lợi cạnh tranh, tạo môi trường làm việc tích cực…
Chuẩn bị nhân lực cho trào lưu tự động hóa
Lao động tự động hóa dần thay đổi cách thức hoạt động trong doanh nghiệp nhiều năm gần đây. Để chuẩn bị nhân sự cho làn sóng tự động hóa, doanh nghiệp có thể đầu tư vào đào tạo, phát triển nhân viên; môi trường làm việc khuyến khích đổi mới, xây dựng văn hóa học tập kéo dài đến suốt đời…
Chuẩn bị nhân lực cho trào lưu tự động hóa là xu hướng tuyển dụng trong năm 2024. (Ảnh minh họa)
Employer-Employee Driven Market lên ngôi
Thị trường tuyển dụng chuyển từ Employer-Driven Market (thị trường do nhà tuyển dụng dẫn dắt) sang Employee-Driven Market (thị trường do người lao động dẫn dắt). Sự chuyển đổi này đề cao vai trò của người lao động có nhiều quyền lực hơn trong quá trình tuyển dụng.
Để thành công, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn, đem đến các cơ hội phát triển và thăng tiến, tạo môi trường tích cực và gắn bó…
Với những chia sẻ trên đây của EDTEXCO, hy vọng có thể giúp các HRM, HRD có thể cập nhật xu hướng tuyển dụng mới nhất và áp dụng linh hoạt cho doanh nghiệp của mình.