10 Dấu hiệu nhận diện nhân viên có tiềm năng lãnh đạo

 

Vấn đề lớn nhất của nhiều doanh nghiệp hiện nay là quá đầu tư thời gian và công sức để tìm kiếm nhân tài từ bên ngoài mà không chú ý đến nhân viên nội bộ. Theo khảo sát, những nhân tài này chỉ chiếm 5% lực lượng lao động của công ty.

Vậy, làm thế nào để một nhà lãnh đạo có thể xác định nhân viên nào của họ có nhiều tiềm năng lãnh đạo? 

Hãy cùng tìm hiểu 10 dấu hiệu nhận diện những nhân viên có tiềm năng lãnh đạo giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài: 

 

tiem-nang-lanh-dao

 

1. Quan sát hiệu suất công việc:

Nhìn vào cách một nhân viên hoàn thành nhiệm vụ và dự án. Những người có tiềm năng lãnh đạo thường thể hiện sự tự giác, sáng tạo, và khả năng tự quản lý trong công việc. Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên là một quy trình, hoạt động thường được các công ty, tổ chức sử dụng để xác định nguồn lực công ty đang được sử dụng hiệu quả ở mức nào để hoàn thành mục tiêu công việc.

 

2. Kỹ năng giao tiếp:

Nhận diện những người có kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Lãnh đạo cần phải có khả năng thuyết phục, lắng nghe và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. Những nhà lãnh đạo thành công luôn hiểu được tầm quan trọng của việc giao tiếp rõ ràng và ngắn gọn. Họ biết rằng nếu không đơn giản hóa việc giao tiếp thì có thể sẽ gây ra nhiều hiểu nhầm và bối rối.

 

3. Khả năng làm việc nhóm:

Lãnh đạo thường cần phải làm việc cùng với người khác và dẫn dắt nhóm. Những người có khả năng làm việc nhóm tốt thường có tiềm năng lãnh đạo. Để có một nhóm làm việc thành công thì nhà quản trị phải bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, đó chính là các cá nhân trong đó. Khi lãnh đạo tập trung vào sự gắn kết, cũng chính là họ tự cho nhân viên cơ hội để họ đạt được hiệu suất làm việc cao hơn trong vai trò của mình.

 

4. Tính thái độ tích cực:

Lãnh đạo phải có khả năng giải quyết các tình huống khó khăn và xử lý xung đột. Những người có khả năng này thường được đánh giá cao. Một lãnh đạo thông minh sẽ có thể tận dụng các đặc điểm và tính cách riêng của mỗi cá thể trong nhóm để tăng sự gắn kết của nhân viên, thúc đẩy môi trường làm việc và xây dựng lòng tin. Mang lại thái độ tích cực trong công việc để nhân sự có thêm động lực hoàn thành công việc một cách nhẹ nhàng hơn. Một môi trường thân thiện sẽ làm tăng khả năng hợp tác, động lực và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả. 

 

5. Khả năng giải quyết vấn đề:

Trong vai trò lãnh đạo  thường phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp nhà lãnh đạo phân tích tình hình, đặt ra câu hỏi, thu thập thông tin để tìm ra nguyên nhân, đưa ra các phương án và các quyết định chính xác. Lãnh đạo phải có khả năng giải quyết các tình huống khó khăn và xử lý xung đột

 

6. Lãnh đạo bản năng:

Quan sát xem nhân viên có tự đề xuất ý tưởng và dẫn dắt dự án mà không cần sự hướng dẫn cụ thể từ cấp trên hay không. Chủ động và tự giác đưa ra các ý tưởng, những giải pháp khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn tạm thời. Nhà lãnh đạo tương lai sẽ có tố chất nhất định về sự sắp xếp và ưu tiên lợi ích tập thể lên hàng đầu.

 

7. Sự tận tụy và sự cam kết:

Những người có tận tụy trong công việc và cam kết đối với mục tiêu của tổ chức thường làm lãnh đạo xuất sắc. Nhà lãnh đạo tương lai luôn mang trong mình tố chất có trách nhiệm và sự tận tuỵ cao trong công việc. Từ đó bản thân cam kết sẽ gắn bó với sự phát triển của doanh nghiệp. 

 

8. Tư duy chiến lược:

Xem xét khả năng nhìn xa trước và tư duy chiến lược để đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức. Nhiệm vụ của nhà quản lý là nghĩ về bức tranh toàn cảnh, vì vậy, cũng như tập trung vào các nhiệm vụ và trách nhiệm của ngày hôm nay, nhà lãnh đạo cũng cần phải lập kế hoạch cho tương lai.

 

9. Sự tự tin và kiên nhẫn:

Để dẫn dắt và định hướng, người lãnh đạo cần phải luôn biểu hiện sự tự tin với vai trò lãnh đạo. Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng giúp người khác tự tin và bồi đắp sự tin tưởng và những nỗ lực tốt nhất của đội ngũ nhân viên nhằm hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Nhà lãnh đạo phải truyền đạt sự tự tin hướng tới mục tiêu đã đề ra thúc đẩy đội ngũ nhân viên nỗ lực làm việc tốt nhất. Những người có sự tự tin và kiên nhẫn thường làm lãnh đạo mạnh mẽ, đặc biệt trong những thời điểm khó khăn.

 

10. Sự phát triển cá nhân liên tục:

Lãnh đạo thường luôn tìm kiếm cơ hội học hỏi và phát triển bản thân. Các nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn luôn học hỏi và nhận thức được rằng phát triển bản thân là chìa khóa để tạo thành công bền vững. Các nghiên cứu của chuyên gia cho thấy 68% nhân viên phát triển rõ rệt sau khi lắng nghe câu chuyện thành công của lãnh đạo, và 73% mong muốn tìm hiểu thêm về những trở ngại và khó khăn mà lãnh đạo của họ đã vượt qua.

Tìm kiếm các nhà lãnh đạo tài năng không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, bằng cách biết những yếu tố mà một nhân viên tiềm năng sở hữu như chia sẻ ở trên và sử dụng các công cụ đánh giá phù hợp, có thể giúp quá trình tìm kiếm của bạn trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả hơn.

EDTECO xin gửi anh/chị những thông tin hữu ích giúp anh/chị phát hiện nhân tài trong doanh nghiệp của mình. 

 

Share on: